Thành phần hóa học Khoáng_vật

Các khoáng vật có thể phân loại theo thành phần hóa học. Chúng hay được phân loại theo nhóm anion.

Theo thành phần hóa học, các khoáng vật tồn tại dưới các dạng sau:

  • Các nguyên tố
  • Các sulfua
  • Các ôxít và hyđroxit
  • Các halua
  • Các nitrat, cacbonat và borat
  • Các sulfat, cromat, molybdat và tungstat
  • Các photphat, asenat và vanadat
  • Các silicat

Các tiểu mục dưới đây liệt kê khoáng vật theo trật tự gần đúng về sự phổ biến của chúng trong lớp vỏ Trái Đất theo các lớp khoáng vật. Danh sách này lấy từ hệ thống phân loại Dana[6][12]

Lớp silicat

Bài chi tiết: Khoáng vật silicat
Thạch anh.

Nhóm khoáng vật lớn nhất là nhóm silicat (phần lớn các loại đá chứa trên 95% là các silicat), với thành phần chủ yếu là silicôxy, cùng các cation như nhôm, magiê, sắt, và canxi. Một số loại silicat hình thành đá quan trọng như các loại fenspat, thạch anh, olivin, pyroxen, amphibol, garnetmica.

Lớp cacbonat

Các khoáng vật cacbonat bao gồm các khoáng vật chứa anion (CO3)2- và bao gồm canxit cùng aragonit (cả hai đều là cacbonat canxi), dolomit (cacbonat magiê/canxi) hay siderit (cacbonat sắt). Các cacbonat là các trầm tích phổ biến trong các môi trường đại dương khi vỏ hay mai của các sinh vật đã chết bị tích lũy và trầm lắng xuống đáy biển. Các cacbonat cũng được tìm thấy trong các môi trường bốc hơi (ví dụ Great Salt Lake (Hồ Muối Lớn), Utah) và cũng có trong các khu vực carxtơ (hang động đá vôi), tại đó sự hòa tan và trầm lắng của các cacbonat dẫn tới sự hình thành các hang động, thạch nhũmăng đá. Lớp cacbonat cũng bao gồm cả các khoáng vật nitratborat.

Lớp sulfat

Các khoáng vật sulfat chứa các anion sulfat, SO42-. Các sulfat nói chung tạo thành trong các môi trường bốc hơi trong đó nước chứa nhiều muối chậm bốc hơi, cho phép sự hình thành của cả các sulfat lẫn các halua trong mặt phân giới nước-trầm tích. Các sulfat cũng có mặt trong các hệ thống mạch nhiệt dịch như là các khoáng vật thứ sinh đi kèm theo các khoáng vật quặng sulfua. Một nguồn phổ biến khác là các sản phẩm ôxi hóa thứ cấp của các khoáng vật sulfua ban đầu. Các sulfat phổ biến nhất có anhydrit (thạch cao khan) (sulfat canxi), celestin (sulfat stronti), barit (sulfat bari) và thạch cao (sulfat canxi ngậm nước). Lớp sulfat cũng bao gồm cả các khoáng vật gốc cromat, molybdat, selenat, sulfit, tellurattungstat.

Lớp halua

Halit.

Các khoáng vật halua là nhóm các khoáng vật tạo ra các loại muối tự nhiên và bao gồm fluorit (florua canxi), halit (clorua natri), sylvit (clorua kali) và sal amoniac (clorua amoni). Các halua, tương tự như các sulfat, được tìm thấy chủ yếu tại các môi trường bốc hơi như các đáy hồ nước mặn đã khô hay các biển kín như biển Chết và Great Salt Lake. Lớp halua bao gồm các khoáng vật florua, clorua, iođua.

Lớp ôxít

Các khoáng vật ôxít là cực kỳ quan trọng trong khai thác mỏ do chúng tạo thành nhiều loại quặng mà từ đó các kim loại có giá trị có thể được tách ra. Chúng cũng chứa đựng các ghi chép tốt nhất về các thay đổi trong từ trường Trái Đất. Chúng có mặt chủ yếu trong các trầm tích gần với bề mặt Trái Đất, các sản phẩm ôxi hóa của các khoáng vật khác trong khu vực phong hóa gần bề mặt (thuộc phạm vi đới oxy hóa) và như là các khoáng vật kèm theo trong các loại đá phún xuất của lớp vỏ và lớp manti (phủ). Các khoáng vật ôxít phổ biến bao gồm hematit (ôxít sắt III), magnetit (ôxít sắt từ), cromit (ôxít crom sắt), spinen (ôxít nhôm magiê –thành phần phổ biến của lớp phủ), ilmenit (ôxít titan sắt), rutil (điôxít titan), và băng (nước đóng băng). Lớp ôxít bao gồm các khoáng vật ôxít và hyđroxit.

Lớp sulfua

Nhiều khoáng vật sulfua có tầm quan trọng kinh tế như là các quặng kim loại. Các sulfua phổ biến là pyrit (sulfua sắt), chancopyrit (sulfua sắt đồng), pentlandit (sulfua sắt niken) và galena (sulfua chì). Lớp sulfua bao gồm cả các khoáng vật selenua, teluarua, asenua, antimonua, bitmuthinua và các muối sulfo (bao gồm lưu huỳnh và anion khác như asen).

Lớp photphat

Nhóm khoáng vật photphat trên thực tế bao gồm bất kỳ khoáng vật nào với đơn vị tứ diện AO4, trong đó A có thể là photpho, antimon, asen hay vanadi. Khoáng vật lớp photphat phổ biến nhất có lẽ là apatit, là một chất khoáng quan trọng về mặt sinh học, được tìm thấy trong răng và xương của nhiều động vật. Lớp photphat bao gồm các khoáng vật photphat, asenat, vanadatantimonat.

Lớp nguyên tố

Vàng tự sinh. Mẫu vật hiếmm hoi gồm các tinh thể mập phát triển quanh một tinh thể trung tâm, kích thước 3,7 x 1,1 x 0,4 cm, ở Venezuela.

Nhóm khoáng vật nguyên tố bao gồm các kim loại (vàng, bạc, đồng), á kim và phi kim (antimon, bitmut, than chì, lưu huỳnh). Nhóm này cũng bao gồm các hợp kim tự nhiên, như electrum (hợp kim tự nhiên của vàng và bạc); các photphua, silicua, nitrua và cacbua (thông thường chỉ tìm thấy trong tự nhiên trong một vài vẫn thạch hiếm). Cacbon tự nhiên có hai dạng thù hình là than chì và kim cương; kim cương được hình thành trong điều kiện nhiệt độ rất cao nên có cấu trúc cứng hơn than chì (và cứng nhất trong các loại khoáng vật tự nhiên).[13]

Lớp hữu cơ

Lớp khoáng vật hữu cơ bao gồm các chất phát sinh từ sinh vật, trong đó các quá trình địa chất là một phần của nguồn gốc hay xuất xứ của các hợp chất đang hiện hữu [2]. Các khoáng vật của lớp hữu cơ bao gồm hàng loạt các loại oxalat, mellitat, citrat, xyanat, axetat, format, hyđrocacbon và các loại linh tinh khác[3]. Ví dụ về khoáng vật lớp hữu cơ là whewellit, moolooit, mellit, fichtelit, carpathit, evenkitabelsonit.